Share 4 dấu hiệu để biết nghỉ việc là đúng

Sau khi suy nghĩ về những rủi ro, tôi bắt đầu nhìn lại công việc hiện tại để xem có phải mình nên nghỉ việc thật không. Vì đôi khi chúng ta làm việc theo cảm xúc nên thấy không vui một chút là bắt đầu lấp ló ý định nghỉ việc; hoặc xích mích với sếp một tí là dọa nghỉ việc. Đừng trẻ con như vậy!!
Sau đây tôi sẽ liệt kê cho bạn các dấu hiệu cơ bản nhất cho biết bạn nên cân nhắc nghỉ việc để tìm con đường mới hoặc ít nhất là đổi nơi làm việc. Vì dù có tiếp tục thì cũng không thể khá hơn được.

Không còn nhiệt huyết với công việc hiện tại​

Có khi nào bạn cảm thấy chán nản khi phải đi làm hàng ngày tại công ty đó? Bạn thấy sợ những sáng thứ hai và khát khao những chiều thứ bảy một cách cháy bỏng? Đi làm ở công ty nhưng thường xuyên bị phân tâm vì vấn đề nhảy việc, vì theo đuổi những mảng khác? Bạn có hay chia sẻ cùng bạn bè rằng đã chán làm công ty này, thấy không còn hứng thú đam mê gì cả?….. Và với các bạn nữ thì hay khóc nhè khi đi làm cũng là một dấu hiệu nên chú ý.
Những dấu hiệu trên chứng tỏ nhiệt huyết trong bạn dành cho công ty hoặc cho lĩnh vực đang làm đã bị cạn kiệt. Bạn nên tìm một môi trường mới hoặc chuyển sang một lĩnh vực công việc khác để thay đổi chính mình.
Ramona Ortega – founder của My Money My Future nói rằng: “khi cô đang đọc, nói chuyện và mơ mộng về một hướng đi mới trong sự nghiệp, đó thường là tín hiệu cho thấy đã sẵn sàng thay đổi.”

Mục tiêu của bạn khác xa mục tiêu công ty​

Có những lúc tôi cảm thấy mục tiêu của tôi và mục tiêu của công ty đang khác xa nhau, hoặc định hướng của tôi và các đồng nghiệp có rất ít sự tương đồng. Điều này làm cho tôi cảm thấy có phần bị lạc lõng và dần dần trở nên hết động lực phấn đấu cho những gì mình đang làm.
Theo Marc Cenedella – CEO của Ladders: “nếu bạn không học hỏi được gì từ công việc trong vòng 6 tháng trở lại đây thì bạn nên suy nghĩ về việc có nên tiếp tục ở lại môi trường này không.”
Có một số bạn sẽ cảm thấy năng lực của mình không được sử dụng hết cho công việc hiện tại; hoặc đơn giản là bản không còn là chính mình khi phải cố gắng duy trì công việc hiện tại. Đó là những dấu hiệu rất rõ rệt và mang tính quyết định cho những gì sắp xảy ra.
“Bạn không thể tỏa sáng và trở thành người tốt nhất nếu không là chính mình. Có rất nhiều công ty cho phép nhân viên thể hiện tính cách của mình. Bạn hãy bắt đầu tìm kiếm những công ty như vậy”, trích lời của tiến sỹ tâm lý học Horsham-Brathwaite

Nhu cầu gia tăng thu nhập so với mức lương​

Mức lương/mức thu nhập là một trong những yếu tố cốt lõi khi bạn tìm việc làm. Khi tôi mới tốt nghiệp, mục tiêu của tôi là có được việc làm và ít quan tâm về mức lương. Sau vài năm chinh chiến, tôi nhận ra mình không thể tạo ra những đột phá trong cuộc đời nếu chỉ an phận đi làm và lãnh một số tiền ổn định vào đầu tháng. Mặc dù số tiền đó cũng đủ để tôi chăm lo cho gia đình 3-4 người sau này, nhưng tôi khát khao hơn như thế.
Lúc này sẽ có 2 tình huống xảy ra:
  • Nếu bạn đã làm ở công ty này đủ lâu và năng lực đã được chứng minh, hãy mạnh dạn đề nghị một mức lương cao hơn. (tất nhiên nếu bạn còn nhiệt huyết cống hiến và yêu thích việc đang làm)
  • Nếu mọi điều không như mong muốn và ngày càng nhàm chán, bạn nên tìm kiếm một công việc khác phù hợp với mức lương tốt hơn hoặc học tập để trải nghiệm một lĩnh vực mới.
Ở một góc nhìn khác, tôi đã từng ganh tỵ và ước ao mình có thể làm ra nhiều tiền để giàu có, để đi đây đi đó như những người bạn trên Facebook. Nhưng đó là một suy nghĩ ngu xuẩn và ấu trĩ, vì mỗi người sẽ có một quá trình phát triển riêng, năng lực đến đâu thì thành công đến đó.
Và như bạn biết, tôi đã quyết định tìm cách tăng thu nhập bằng cách nghỉ việc Địa Chất và bước sang một lĩnh vực mới đó là Marketing Online.

Phát hiện ra một đam mê khác mãnh liệt hơn​

Thế giới luôn thay đổi từng giây phút và mỗi chúng ta ai rồi cũng khác. Tôi nghĩ rằng rất ít người trong chúng ta có thể tự tìm thấy đam mê thực sự để đăng ký thi vào trường đại học phù hợp rồi ra trường để theo đuổi đam mê ấy đến cùng. Đơn giản là vì chúng ta còn quá non trẻ và cực kỳ thiếu định hướng đúng đắn trong những năm tháng mấu chốt ấy.
Vì vậy đừng bất ngờ khi những đam mê của tuổi 17 bị tàn phai và thay bằng những đam mê khác ở tuổi 25. Tôi là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. Năm 17 tuổi, tôi thấy rằng mình đam mê tìm hiểu những vật chất tự nhiên và khám phá những thứ trong thiên nhiên nên đăng ký thi vào khoa Địa Chất để đi làm dầu khí hoặc làm địa chất.
Sau một thời gian, bụi công trường phai nhạt áo hào hoa…. Tôi lại phát hiện ra một đam mê khác cháy bỏng hơn, đó là kiếm tiền online thông qua các kênh Marketing Online, bán hàng online…
Đừng vội vã quyết định hoặc chạy theo đám đông…. Chúng ta đều đã trên 18 tuổi và cần có trách nhiệm với tất cả những quyết định hay hành động của mình.
 
nghe thì hay nhưng thực sự mơ hồ, hơi lý thuyết, ko có giá trị thực tế mấy. vài ví dụ như:
1. Thiếu nhiệt huyết với công việc: Tùy xem bạn đang mức nào trong công việc, nếu bạn chưa giỏi, chưa được làm thứ mình thích mà chỉ đang học việc thì sẽ phải làm nhiều việc nhàm chán là đương nhiên. tốt nhất là ngồi đó và học hỏi cho giỏi hơn.
2. Mục tiêu khác xa công ty: vẫn oke thì công ty ko phải cái đích cuối cùng của bạn. nếu ở đó mà học hỏi được, phát triển được trong một khoảng thời gian nào đó thì cứ làm. khi nào hết giá trị thì nghỉ.
3. Nhu cầu tăng thu nhập so với mức lương: cái này oke nếu lương là mối quan tâm duy nhất của bạn. nhiều nơi lương thấp vẫn làm nếu còn học hỏi phát triển được. vì ra chỗ khác sẽ có lương cao hơn nếu bạn giỏi hơn.
4. Phát hiện ra đam mê khác mãnh liệt hơn: đa số đam mê mà mn nói nó là sở thích tưởng là đam mê của mình. đến khi theo đuổi thì méo đủ sống. nên thận trọng với cái gọi là đam mê đó. nghỉ việc mà theo đuổi nó dăm hôm là chán thì có bốc cám.
Nhận xét này mang tính chủ quan cá nhân thôi bạn nhé. ko cần phản biện đâu 😃
 
@shevaismyname chuẩn a ạ. 1. Thiếu nhiệt huyết: ngày trước và ngay cả bây giờ, nhiều khi đi làm e cũng có lúc thiếu nhiệt huyết và nghĩ hay thôi nghỉ làm cái khác (đều dính đến 2 3 4). Nhưng hiện tại e vẫn làm cv đang làm ở môi trường khác.
2. Mục tiêu khác xa cty: Ai đi làm cũng có mục tiêu khác muốn xa hơn, nhưng e vẫn làm ở cty và theo mục tiêu của cty để có nguồn lực và kiến thức để nuôi cái mục tiêu xa hơn.
3. Nhu cầu thu nhập tăng: ai đi làm cũng muốn nhiều tiền nhiều lương nhưng nhìn lại bản thân thấy, ừ thì lên mức cao hơn mình chưa đủ nên lương vậy phù hợp, làm và nâng lên mức cao hơn để lương cao hơn.
4. Phát hiện đam mê khác: Cái này thì ối dồi ôi luôn vì bao nhiêu là thứ cám dỗ, bao thứ dễ thay đổi sở thích, mà cái chính là sở thích, còn đam mê thì gần như sẽ làm từ cái nhỏ rồi. Nên vẫn suy nghĩ và làm đúng cái mình vẫn đang làm. Cái cho là đam mê thì làm nhỏ dần để xem mình có phải đam mê vs cái đó hay không.
 
Nghỉ việc nên hay không phục thuộc vào bản thân bạn có đang trong tình trạng cần tiền ở mức độ nào. Giả dụ như nếu tôi định cư ở nước ngoài, lương tôi làm ở kpmg 2800 euro/tháng, mà tôi đang trong giai đoạn có con nhỏ, cần dòng tiền ổn định để trang trải cuộc sống thì với các lí do bạn đưa ra, hay kể cả bị sếp chửi như chó, đồng nghiệp toxic thì tôi vẫn làm
 
Năm 17-18, Một ước mơ mãnh liệt về hóa chất, về dầu khí. Khi luôn mơ được khoác lên mình những bộ đồ của ngành
Nhưng tới năm 4, những niềm vui, ước mơ mới khi bắt đầu mon men tìm hiểu online
Hiện tại thì mới đi làm, công việc chính vẫn là văn phòng. Nhưng tối về thì gói đơn hàng online.
Sau này, chúng ta chỉ tiếc những việc ta nghĩ tới mà không làm mà thôi
 

Bài viết tương tự

Back
Top