ngk
New member
Bước 1: Training về Core Section và Outer Section
I. CORE SECTION LÀ GÌ?Core Section là sự thống nhất giữa Source Context (Ngữ cảnh nguồn) và Central Entity (Thực thể Trung tâm), nghĩa là phần này chứa nội dung mà ở đó Central Entity và Source Context được kết nối chặt chẽ với nhau qua các thuộc tính chính của Entity.
Trước khi đi vào ví dụ cụ thể thì mình sẽ định nghĩa đơn giản về Source Context và Central Entity để bạn hiểu rõ hơn nhé!
Source Context: Là cách bạn hiểu mục tiêu thương hiệu của mình là gì, cách thương hiệu kiếm tiền ra sao và làm như thế nào để thu hút khách hàng.
Để xác định Source Context, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
● Bạn là ai?
● Ai là người bạn sẽ tiếp cận?
● Bạn kiếm tiền như thế nào?
● Nhận diện thương hiệu bạn ra sao?
Ví dụ: Bạn đang có về một website về “Dịch vụ tư vấn định cư”. Source Context của bạn sẽ là bức tranh tổng thể về mọi thứ xung quanh trang web của bạn:
Bạn là ai? Trang web cung cấp dịch vụ tư vấn định cư
Ai là người bạn sẽ tiếp cận: Những cá nhân hoặc gia đình mong muốn định cư tại các nước
Bạn kiếm tiền như thế nào? Qua các gói tư vấn dịch vụ định cư, hỗ trợ làm hồ sơ, tư vấn pháp lý,...
=> Source Context: Tư vấn định cư Canada
Central Entity (Thực thể trung tâm): Là thực thể cung cấp các thuộc tính chính và phụ cho phần Core và Outer Section bên ngoài của Topical Maps
Mình sẽ tiếp tục cho ví dụ trên:
Nếu trang web bạn cung cấp “Dịch vụ tư vấn định cư tại Canada” thì Central Entity chính là "Canada" Nghĩa là tất cả nội dung và thông tin trên website (bao gồm Core/outer Section sẽ tập trung vào Canada làm rõ thực thể Canada (Nếu quốc gia khác thì Central Entity sẽ là quốc gia bạn muốn focus).
Bạn có thể xác định Core Section theo công thức sau:
“Core Section = Source Context + Central Entity”
Ví dụ 1: Trang web bạn cung cấp “Dịch vụ tư vấn định cư tại Canada”
● Central Entity: Canada
● Source Context: Tư vấn định cư hoặc Visa
Khi trang web của bạn cung cấp dịch vụ tư vấn định cư Canada, Core Section sẽ chứa những thông tin và hướng dẫn cụ thể giúp khách hàng hiểu rõ về quy trình, cơ hội và thách thức liên quan đến việc định cư Canada.
=> Core Section trên trang web của bạn có thể bao gồm: Chương trình định cư, quy trình, thủ tục, các loại visa,...
Ví dụ 2: Trang web về “Trung tâm Tiếng Anh cho trẻ”
● Central Entity: Bé/Trẻ em
● Source Context: Trung tâm dạy tiếng anh
Khi trang web của bạn chuyên về "Dạy tiếng Anh cho trẻ", Core Section chính là cung cấp thông tin để hỗ trợ phụ huynh và giáo viên trong việc giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em.
=> Dưới đây là cách bạn có thể triển khai nội dung trong phần này: Các chương trình học tiếng anh cho bé, phương pháp học tiếng anh cho bé, các khóa học Tiếng Anh cho Bé...
Tóm lại một cách dễ hiểu hơn:
"Core Section" trong một website là phần chứa THÔNG TIN QUAN TRỌNG NHẤT, trực tiếp liên quan đến chủ đề chính mà website bạn muốn tập trung vào. Nó giống như trái tim của website vậy, cung cấp mọi thông tin cốt lõi và chi tiết nhất về một lĩnh vực của website bạn muốn cung cấp.
II. MỤC ĐÍCH CỦA CORE SECTION LÀ GÌ?
Mục tiêu của Core Section là cung cấp thông tin sâu và rõ ràng về các thuộc tính chính của Central Entity, giúp người đọc biết rõ về “LĨNH VỰC” mà trang web muốn cung cấp.
Vì sao Core Section lại quan trọng như vậy?
Xác định chủ đề chính: Core Section giúp xác định chủ đề chính của website bạn muốn cung cấp.
Cải thiện SEO: Core Section cung cấp nội dung cốt lõi mà người dùng cần để hiểu về một chủ đề hoặc để giải quyết nhu cầu. Vì vậy sẽ giúp người dùng đạt được mục tiêu của họ. Điều này không chỉ giúp họ tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của họ mà còn khiến Google đánh giá cao trang web của bạn vì sự liên quan và chất lượng.
Cơ sở cho các Internal Link: Core Section tạo ra một nền tảng tốt để xây dựng mạng lưới liên kết nội bộ.
NHƯNG…
Core Section không phải là tất cả. Nếu bạn chỉ tập trung đi sâu vào các chủ đề chính trong Core Section mà không mở rộng ra các chủ đề phụ - Outer Section, thì giống như chỉ nhìn thấy được một phần nhỏ về bức tranh Semantic SEO. Website của bạn sẽ giảm khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google nếu thiếu Outer Section.
VẬY….
III. OUTER SECTION LÀ GÌ?
Nếu Core Section đi sâu vào thuộc tính chính và hướng đến mục tiêu cốt lõi của trang web (có thể là bán hàng, cung cấp dịch vụ tư vấn,...), thì Outer Section là phần chứa những THÔNG TIN BỔ SUNG. Các nội dung trong này thường rộng và ngang hàng về cấp độ.
Cụ thể, các thông tin trong Outer Section sẽ không phân mức độ quan trọng hay sự ưu tiên nào, chúng được xem là những thông tin bổ trợ, mở rộng cho nhau, hỗ trợ người dùng có cái nhìn toàn diện về một khía cạnh cụ thể.
Mình sẽ lấy ví dụ về mức độ "Ngang hàng":
Trong một trang web về du lịch, Core Section có thể chi tiết về các tour du lịch, giá cả và cách đặt tour. Trong khi đó, Outer Section bao gồm thông tin về các địa điểm du lịch nổi tiếng, thông tin về văn hóa và ẩm thực địa phương.
Mặc dù các nội dung này không tập trung vào mục tiêu chính là bán tour, nhưng chúng vẫn cung cấp giá trị hiểu biết cho người dùng thông qua việc mở rộng kiến thức liên quan đến chuyến đi.
Công thức để xác định Outer Section:
Outer Section = Central Entity + Central Search Intent (một phần)
Lưu ý: Các thuộc tính của Outer Section phải liên kết chặt chẽ với Core Section, cũng như có mối liên hệ với nhau để tạo nên một cấu trúc nội dung đồng nhất và có ý nghĩa.
Cụ thể, các bước chi tiết để mình định hình Outer Section như sau:
Bước 1: Xác định Central Entity (Thực thể trung tâm): Đầu tiên, bạn cần xác định rõ Central Entity của trang web. Thực thể này thường xuất hiện khắp tất cả các trang của website, cũng như cung cấp các thuộc tính chính và phụ cho Core và Outer Section.
Ví dụ: Nếu trang web của bạn cung cấp dịch vụ tư vấn định cư Canada, thì Central Entity sẽ là “Canada”.
Bước 2: Xác định Central Search Intent (Ý định tìm kiếm): Sau khi có được Central Entity, bạn cần hiểu rõ ý định tìm kiếm của người dùng khi truy cập vào trang web.
Trong ví dụ trên, khi người dùng tìm kiếm thông tin về đất nước Canada, thì ý định của họ là muốn khám phá thêm thông tin liên quan đến việc du lịch, học tập, sinh sống hoặc làm việc tại đất nước này...
Tóm lại, Central Search Intent giúp bạn định hình nội dung Outer Section sao cho phù hợp với 1 phần khác của nhu cầu của người dùng bên cạnh nhu cầu tìm dịch vụ định cư.
Bước 3: Tạo Outer Section từ Central Entity và Central Search Intent: Cuối cùng, dựa vào 2 yếu tố trên, bạn sẽ ra được danh sách bài viết Outer Section bao gồm những kiến thức về: Tình hình kinh tế, chính trị, khí hậu, giáo dục, tôn giáo, văn hoá, xã hội,...
Một ví dụ khác để mọi người hình dung rõ hơn về Outer Section:
Trang web “Dạy tiếng Anh cho trẻ”
● Central Entity: Bé/ trẻ em
● Search Intent: Nuôi dạy bé (bao gồm dạy tiếng anh)
=> Outer Section là những nội dung mở rộng phạm vi chủ đề, cung cấp các thông tin bổ ích liên quan đến việc nuôi dạy con cái nói chung, không chỉ riêng việc dạy tiếng Anh. Bao gồm:
● Tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em: Cung cấp thông tin và nghiên cứu về lợi ích của việc học một ngôn ngữ mới đối với sự phát triển não bộ và kỹ năng giao tiếp của trẻ.
● Lời khuyên về phát triển toàn diện cho trẻ: Mở rộng chủ đề để bao gồm: Các phương pháp giáo dục sớm, phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc, kỹ năng phản xạ ngôn ngữ hay kỹ năng giao tiếp, phản biện cho bé,...
IV. MỤC ĐÍCH CỦA OUTER SECTION LÀ GÌ?
Mục đích của Outer Section là mở rộng thông tin, bổ trợ thuộc tính cho Central Entity và giá trị liên quan xoay quanh chủ đề chính mà trang web bạn muốn tập trung.
Điều này không chỉ giúp Google nhận định trang web là một chuyên gia, đủ thẩm quyền về một lĩnh vực bạn đang hướng đến, mà còn khiến người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về chủ đề, nhận được nhiều giá trị hơn khi truy cập trang web của bạn.
Vì sao Outer Section lại quan trọng như vậy?
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Bằng cách tăng số lượng nội dung liên quan, Outer Section giúp mở rộng các từ khóa hiển thị của trang web trên các kết quả tìm kiếm, từ đó cải thiện thứ hạng Google.
Liên kết chặt chẽ với những chủ đề khác: Khi triển khai các bài Outer bổ sung, entity trong bài viết cũng sẽ phong phú hơn, từ đó các liên kết nội bộ của website sẽ trở nên tự nhiên hơn, không phải “gượng ép” chèn từ khóa để có thể nối được link.]
Trên đây là bài viết cụ thể, chi tiết giải thích chi tiết các định nghĩa, ví dụ minh họa, mục đích của các thuật ngữ CORE SECTION và OUTER SECTION. Bạn có hiểu rõ những thuật ngữ này không?
Bước 2: Training về cách tạo Topical Map
𝟭. TOPICAL MAPS LÀ GÌ?Topical Map (Bản đồ chủ đề) là một phương pháp trong SEO giúp bạn tổ chức và phát triển nội dung của mình trên website một cách có logic. Nghĩa là các chủ đề và các nội dung liên quan của bạn được sắp xếp một cách có hệ thống.
𝟮. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC ĐỂ TẠO TOPICAL MAPS CHUẨN SEMANTIC
𝟮.𝟭 Bước 1: Xác định Source Context
"Source Context" chính là cách mà bạn hiểu và định hình nội dung trang web của bạn. Đây là bước mà bạn sẽ quyết định bối cảnh và ngữ cảnh cụ thể cho nội dung trang web của mình.
Nói một cách dễ hiểu, Source Context chính là mục đích mà website bạn muốn hướng đến. Đây là yếu tố cốt lõi giúp Google và người đọc hiểu rõ website của bạn nói về điều gì.
Mình sẽ lấy ví dụ về website “Định cư Đức”:
Bạn kiếm lợi nhuận bằng cách nào? Tư vấn và hỗ trợ khách hàng có nhu cầu đi định cư.
=> Source Context: Tư vấn định cư
Việc xác định rõ ràng Source Context không chỉ giúp bạn thu hút đúng đối tượng mục tiêu mà còn góp phần định hình thương hiệu cho website.
𝟮.𝟮 Bước 2: Xác định Central Entity (Thực thể trung tâm)
Central Entity (Hay còn gọi là thực thể trung tâm) là một đối tượng chính, nó sẽ xuất hiện xuyên suốt trong các nội dung của trang web bạn và nó sẽ đại diện cho chủ đề chính được trang web đề cập.
Có vẻ hơi mơ hồ nhỉ!
Bạn hãy nghĩ đơn giản rằng: Central Entity như là trái tim của website bạn - Nơi mọi thứ khác xoay quanh và hỗ trợ cho nó.
Ví dụ: Nếu bạn đang xây dựng một website về “Định cư Đức” thì "Đức" sẽ là Central Entity của Website bạn.
Tất cả các nội dung bạn tạo ra, từ bài viết về cách định cư Đức như: Visa Đức, điều kiện định cư Đức hay các diện để đi Đức,...cho đến các bài viết về văn hóa, ẩm thực, khí hậu Đức,... đều phải liên kết với thực thể trung tâm là “Đức” này. Từ “Đức” sẽ xuất hiện xuyên suốt trong các bài viết của bạn.
Khi đã xác định được Central Entity, bạn cần tạo nội dung xoay quanh chủ đề này. Ở ví dụ trên, bạn không chỉ giới thiệu về cách thức định cư Đức, mà còn có thể nói đến vị trí địa lý của Đức, lịch sử của Đức, hoặc những văn hóa Đức.
Điều này giúp tối ưu sự xuất hiện website của bạn trên Google, cũng như giúp người đọc có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc về Đức.
=> Từ đó tăng cơ hội xếp hạng cao hơn trong các kết quả tìm kiếm trên Google.
𝟮.𝟯 Bước 3: Kết hợp Source Context và Central Entity để xác định Central Search Intent
Central Search Intent (Ý định tìm kiếm trung tâm) là mục đích chính, nhu cầu cốt lõi mà người dùng muốn thỏa mãn khi tìm kiếm Google.
Nói cách khác, Central Search Intent giúp xác định mục tiêu tìm kiếm chính mà bạn muốn trang web của mình phục vụ cho người dùng, cụ thể hơn là câu hỏi lớn mà người dùng mong đợi tìm thấy câu trả lời khi họ research Google.
Tại sao Central Search Intent lại quan trọng
● Tạo nội dung phù hợp với nhu cầu người dùng: Giúp bạn tập trung vào việc cung cấp chính xác thông tin, sản phẩm hoặc dịch vụ mà người dùng đang tìm kiếm, từ đó tăng khả năng chuyển đổi (conversion rate).
● Nâng cao trải nghiệm người dùng: Mang đến cho người dùng chính xác những gì họ cần, giúp họ hài lòng và ở lại trang web của bạn lâu hơn.
● Cải thiện thứ hạng SEO: Google luôn ưu tiên hiển thị những kết quả tìm kiếm phù hợp nhất với Central Search Intent của người dùng.
Về ví dụ cho trang web "Định cư ở Đức":
Sau khi đã xác định "Đức" là Central Entity và "Tư vấn định cư Đức" là Source Context của bạn.
=> Central Search Intent của người dùng chính là “Họ muốn qua Đức để định cư và như thế họ cần hiểu rõ hơn về đất nước này.”
Cách tiếp cận này giống như bạn đang mời gọi người dùng rằng: "Nếu bạn muốn biết cách định cư ở Đức hoặc cuộc sống về Đức, thì đây chính là nơi cung cấp tất cả thông tin bạn cần".
=> Điều này không chỉ giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần mà còn xây dựng sự tin tưởng và uy tín cho website của bạn.
𝟮.𝟰 Bước 4: Phân chia Topical Map thành Core Section và Outer Section
Topical Map sẽ phân chia bản đồ chủ đề thành 2 phần chính: Core Section và Outer Section. Bước này giúp bạn tổ chức nội dung website một cách logic và tối ưu nhất, đồng thời tăng cường khả năng hiển thị của website bạn trên Google.
Core Section
● Core Section giống phần lõi vậy, nó tập trung vào những thông tin chính và quan trọng nhất liên quan đến Central Entity và Source Context, đồng thời đáp ứng 1 phần Central Search Intent.
● Core Section tập trung vào việc giúp chuyển đổi lượt truy cập thành doanh thu, tức là Core Section khuyến khích người dùng thực hiện các hành động mang lại doanh thu như: Mua hàng, đăng ký dịch vụ,... thông qua nội dung chính của trang web bạn.
● Core Section thường bao gồm: Các trang đích (Landing Page) và trang chi tiết sản phẩm/dịch vụ. Để tối ưu Core Section theo Semantic SEO, bạn cần xác định các thuộc tính chính của Central Entity và Source Context. Các thuộc tính này đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung và giúp Google hiểu rõ hơn về chủ đề của trang web.
Ví dụ: Nếu chủ đề của bạn là "Định cư ở Đức", thì Core Section của trang web này sẽ tập trung vào những nội dung chính mà trực tiếp giúp đạt được mục tiêu chuyển đổi của trang web, nghĩa là giúp khách hàng hiểu rõ quy trình, yêu cầu và chi phí để định cư tại Đức. Các thuộc tính chính bạn cần liệt kê trong Core Section có thể bao gồm:
• Visa
• Chi phí
• Quy trình
• Yêu cầu
Bằng cách tập trung vào các thuộc tính chính này trong Core Section, bạn sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin cần thiết để đưa ra quyết định về việc định cư ở Đức. Đồng thời, bạn cũng giúp Google hiểu rõ hơn về chủ đề của trang web hơn.
Outer Section
● Outer Section là những phần nội dung mở rộng hơn trên website. Chúng bao gồm các thông tin liên quan và bổ trợ cho Core Section, cung cấp cái nhìn đa chiều hơn về chủ đề chính. Outer Section vẫn phải có liên kết với Central Entity và đáp ứng được Central Search Intent.
● Mặc dù Outer Section không trực tiếp tạo ra chuyển đổi cho website như Core Section, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc chứng minh với Google rằng bạn là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Bằng cách cung cấp thông tin đa dạng, chi tiết và liên quan đến chủ đề chính, bạn giúp Google hiểu rõ và đánh giá cao website của bạn.
Điều này cải thiện thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm, từ đó giúp thu hút thêm nhiều người dùng tìm đến bạn. Tất nhiên, Outer Section vẫn phải đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc, giúp họ hiểu rõ hơn về lĩnh vực bạn đang khai thác.
Trong một trang web, "Core Section" của một trang đích (landing page) có thể là nội dung thuyết phục về sản phẩm hoặc dịch vụ, trong khi "Outer Section" có thể là các phần bổ trợ như: Bài viết Blog, bài viết dạng tin tức, case study,...
Ví dụ: Nếu trang Web về "Định cư ở Đức" thì Core Section là nhiều trang landing page chứa tất cả các thông tin cần thiết cho các chương trình định cư Đức”. Và Outer Section có thể bao gồm các bài viết về:
• Văn hóa và xã hội Đức
• Thị trường lao động và việc làm ở Đức
• Giáo dục tại Đức như thế nào
• Kinh nghiệm định cư Đức…
Vậy nên, phân chia Topical Map thành Core Section và Outer Section giúp bạn tạo ra một cấu trúc nội dung trang web rõ ràng và mạch lạc, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận thông tin họ cần, đồng thời tối ưu hóa SEO bằng cách nhắm mục tiêu vào cả người dùng và Google một cách hiệu quả.
𝟮.𝟱 Bước 5: Tạo kết nối và phân tầng nội dung cho Core và Outer Section
Khi bạn đã có những nội dung chính trong Core Section và những thông tin bổ trợ trong Outer Section, bước tiếp theo là kết nối chúng một cách có hệ thống.
Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện:
● Bước 1: Bạn phải hiểu mối liên hệ giữa các nội dung mà bạn đã tạo và sắp tạo để biết được các chủ đề nào có thể hỗ trợ hoặc liên quan đến nhau. Sau đó bạn sắp xếp lại các thông tin và bài viết một cách có logic nhất. Ví dụ: Từ Core Section là "Định cư Đức diện du học", bạn có thể có bài viết Outer Section bao quát về "Hệ thống Giáo dục Đức". Từ chủ đề lớn này, bạn có thể triển khai 1-2 bài viết chuyên sâu hơn như "Các trường đại học nổi tiếng tại Đức" hoặc "Điều kiện để giành học bổng du học Đức".
● Bước 2: Mình dùng Internal Link để liên kết các bài viết khác nhau, từ Outer Section, mình sẽ trỏ về Core Section để tăng sức mạnh cho Landing Page. Hoặc bạn có thể trỏ các bài Outer Section lại với nhau, miễn sao các bài viết đó có sự liên quan. Điều này giúp người đọc dễ dàng chuyển đến thông tin họ cần, và cũng giúp tăng cường SEO cho website của bạn.
Điều này sẽ giúp bạn tạo ra được một mạng lưới liên kết có tổ chức và mạch lạc cho trang web của bạn, từ đó tăng cường khả năng SEO cho toàn bộ website vì Google sẽ đánh giá trang web bạn có thẩm quyền trong lĩnh vực đó.
➔ Đây là tất cả các bước cơ bản để tạo nên một Topical Map chuẩn Semantic cho website.]
Trên đây là bài viết cụ thể, chi tiết giải thích cụ thể và chi tiết cách tạo Topical Map chuẩn Semantic SEO cho một website. Vậy bạn đã hiểu rõ thông tin về cách Topical Map chuẩn Semantic SEO cho một website chưa?
Bước 3: Bổ sung dữ liệu về sản phẩm của mình cho AI
Đầu tiên hãy mô tả một cách cụ thể về loại hình dịch vụ, mô hình kinh doanh, sản phẩm chính, phụ, sản phẩm chủ lực,.... tất cả những thông tin về doanh nghiệp của mình cho AI nhằm giúp cho AI hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ của mình.Sau đó yêu cầu với AI là mình muốn tạo 1 topical map cho website của mình dựa theo những thông tin mà mình đã train cho AI lúc nãy.
Cuối cùng thì hỏi AI là để có thể tạo cho website của mình 1 topical map thật cụ thể và chi tiết thì có điều gì mà AI đang thắc mắc hay cần giải đáp hay không? Bảo AI hãy đặt những câu hỏi mà AI cần thiết để tạo topical map cho website của mình.
- Prompt mẫu tiếng việt:
Sản phẩm chủ lực của tôi là hạt sen và tôi có thể xác định được cho bạn là source context của website tôi là "bán hạt sen". Và hiện tại tôi đang muốn tạo cho website của tôi 1 topical map nhằm tối ưu cho hoạt động SEO được hiệu quả hơn.
Giờ bạn hãy dựa vào các bước mà bạn đã phân tích về cách để tạo 1 topical map cho website ở trên, và tôi muốn bạn tạo cho tôi 1 topical map thật hoàn chỉnh và chi tiết.
Vậy thì để bạn có thể tạo cho tôi 1 topical map cho website bán hạt sen của tôi thì bạn sẽ cần những thông tin gì? Bạn hãy đặt cho tôi các câu hỏi mà bạn thấy cần thiết để có thể tạo 1 topical map thật chi tiết cho website của tôi
Bước 4: Hãy trả lời các câu hỏi mà AI đặt ra và AI sẽ tự động bắt đầu tạo Topical Map cho website
NOTE 1: Trả lời câu hỏi của AI một cách cụ thể và chi tiết nhất có thểNOTE 2: Topical map AI đưa ra chỉ được hoàn thành khoảng 70 - 80%. Vì vậy mình cần dựa theo câu trả lời của AI rồi mình đào sâu thêm vào từng chủ đề, từng khía cạnh trong ngành của mình, từ đó hoàn thành nốt 20 - 30% còn lại.
NOTE 3: Prompt chưa hoạt động được tốt nhất, vẫn đang test nên có góp ý thì hãy góp ý nhé.