Share Cách tìm và xử lý "Ăn thịt Từ khóa" trên Google Sheet

kanheihusseic

New member
1.Một số nguyên nhân thường dẫn đến cái tình trạng ăn thịt từ khóa
-Không nghiên cứu rõ ràng về intent search trước khi viết bài
•VD:Có những từ khóa trông thì khác nhau nhưng ý định của những từ khóa đó lại giống nhau.
-Không có một plan cụ thể cho nội dung triển khai.
•Note:phân định rõ ràng nội dung nào cho blog, nội dung nào cho trang sản phẩm và nội dung nào cho trang danh mục,...
-Không biết các phân loại và gom nhóm keywords(hay xảy ra ở các bạn mới làm keyword research).
•Note: không phải cứ keyword nào ngon là viết lấy viết để đâu
-Không biết đã từng có một bài viết với nội dung tương tự trên website. (hay thấy ở một số bạn đang nhận dự án đã được triển khai từ trước).
-Không hiểu content đã viết thuộc chủ đề gì.
•Note:nên sử dụng các cộng cụ check nội dung phổ biến có thể kể đến như Textrazor, NLP,... =>giảm thiểu được việc Google nhầm lẫn giữa các trang đích với nhau.
Hướng dẫn chi tiết cách truy xuất dữ liệu và tìm các trường hợp ăn thịt từ khóa thông qua các công cụ của Google nhé!
-Bước 1:Vào lookerstudio của Google để xuất dữ liệu. Chúng ta sẽ lấy dữ liệu từ Google Search Console và chọn luồng truy xuất là "Lần hiển thị URL". Tiếp theo dữ liệu mà chúng cần sẽ là "Query", "Landing Page" (nằm trong phần Phương diện), URL Clicks, Impressions, URL CTR, Average Position (nằm trong phần Chỉ số). (Hình 1)
-Bước 2: Xuất dữ liệu này ra Google Sheet, nơi chúng ta sẽ sắp xếp và thiết lập một dài thứ để tìm ra những truy vấn đang bị ăn thịt. (Hình 2)
-Bước 3:Lọc dữ liệu để dể nhìn và dễ kiểm xoát nhất,nên lọc từ cột "Query" để sắp xếp các truy vấn giống nhau gần nhau. Ngoài ra ở phần này anh em nên bỏ qua các truy vấn trả về các URL có "#" phía sau, những URL này sinh ra chủ yếu từ TOC nên nó không phải là lỗi ăn thịt từ khóa chúng ta có thể bỏ qua. (Hình 3)
-Bước 4:Thêm sắc màu cho những từ khóa bị ăn thịt thôi. Anh em chọn giúp mình vào phần định dạng và áp dụng cho hết cột "Query" (lưu ý là bỏ A1 ra nhé). Sau đó anh em áp dụng một quy tắt định dạng dựa trêm hàm COUNTIF để tô màu cho các truy vấn có nguy cơ bị ăn thịt (Hàm:=COUNTIF($A$2:$A$901;A2)>1). (Hình 4)
-Bước 5:phân tích từng URL để xem URL nào đang hoạt động tốt, URL nào cần giữ lại URL nào cần xóa cũng như là có nên giữ hết các URL và sửa lại nội dung hay không.

Để xem nội dung bị ẩn này, trước tiên bạn cần có tài khoản, vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập





Để xem nội dung bị ẩn này, trước tiên bạn cần có tài khoản, vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập





Để xem nội dung bị ẩn này, trước tiên bạn cần có tài khoản, vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập





Để xem nội dung bị ẩn này, trước tiên bạn cần có tài khoản, vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập
 
@mu88run Keyword cannibalization (tranh chấp, xung đột từ khóa)xảy ra khi bạn có nhiều bài viết trên website cùng xếp hạng cho cùng một truy vấn tìm kiếm trên Google. Khi bạn nhắm mục tiêu cùng một từ khóa cho hai hoặc nhiều bài viết trên website, chúng sẽ tự “ăn thịt” lẫn nhau, khiến Google “bối rối” khi xếp hạng.
 

Bài viết tương tự

Back
Top