Share P.1 BẢN ĐỒ THỊ TRƯỜNG COIN - TOÀN TẬP VỀ HỆ SINH THÁI

Kaka2021

Active member
Theo Coinmarketcap, hiện tại thị trường có hơn 2,4 triệu đồng coin/token, ae có biết làm thế nào để chọn ra 10-20 mã để đầu tư trong hàng triệu mã đó.

Trong bài viết này, mình sẽ vẽ phác họa lại bức tranh thị trường theo thời gian từ lúc nó ra đời cho đến bây giờ, để anh em hiểu được toàn bộ thị trường này, thực ra nó còn đang rất nhỏ so với các thị trường khác.

Tổng vốn hóa của toàn thị trường hiện tại còn chưa đạt 3 nghìn tỷ đô, chưa bằng vốn hóa của Apple – 1 công ty của Mỹ. Vậy toàn thị trường chứng khoán có bao nhiêu công ty ở Mỹ, bao nhiêu công ty ở Trung Quốc, Ấn Độ…. trên toàn thị trường? Đó là chưa kể tới các thực thể khác trong thị trường chứng khoán. Nên thị trường coin nó còn rất nhỏ, chỉ cần thị trường chứng khoán chảy 1 tý tiền sang thôi cũng đủ tạo nên một siêu chu kỳ Uptrend rồi. Mà BTC ETF và ETH ETF đã được phê duyệt, nó chính là cột mốc đánh dấu cho việc “chứng khoán hóa” Bitcoin và ETH vậy. Chỉ cần giá BTC ETH bay đều một chút tạo fomo là dòng tiền cực lớn từ chứng khoán nó sẽ vào thị trường, khiến thị trường bùng nổ.

Vậy thị trường crypto nó đang làm gì, họ đang xây dựng cái gì trong đó. Thực ra nó cũng không quá phức tạp, chỉ là ae thích phức tạp hóa nó lên thôi.

Khi Bitcoin ra đời năm 2008, nó giống như một chứng nhân lịch sử của thị trường, nó là biểu tượng không thể thay thế. Giống như nhắc tới Pháp là ae nghĩ tới tháp Effel, nhắc tới Mỹ thì ae nhớ tới tượng Nữ thần tự do vậy. Những người ngoài thị trường khi nhắc về crypto thì họ sẽ nghĩ ngay tới Bitcoin – Vì nó là biểu tượng.

Rất nhiều đồng coin khác ra đời mong muốn thay thế Bitcoin, bảo mật hơn Bitcoin, giao dịch nhanh hơn, phí giao dịch thấp hơn v.v… nhưng không thể nào, vì cho dù có xây một cái tháp mới to đẹp hơn thì nó cũng không thể nào thay thế tháp Effel được, cho dù có xây một cái hồ rộng đẹp, một tháp rùa uy nghi hơn thì cũng không thể thay thế được Hồ Gươm. Vì nó là biểu tượng, là chứng nhân lịch sử, là không thể thay thế. Do đó, tạo ra một đồng coin để thay thế Bitcoin là sai lầm, quá khứ đã vậy và tương lai cũng vậy.

Sau này khi Ethereum ra đời, nó không muốn cạnh tranh Bitcoin, mà nó muốn tạo ra một nền kinh tế phi tập trung xung quanh nó. Giống như nó không cố xây 1 cái Hồ Gươm khác, mà nó xây nên cả 1 thành phố Hà Nội xung quanh đó vậy. Như vậy khi khách du lịch tới Hà Nội thăm Hồ Gươm, họ sẽ có đường xá, phương tiện hiện đại để tiện di chuyển, họ có ngân hàng để trao đổi tiền, họ có trung tâm mua sắm, họ có khu vui chơi giải trí, v.v… tất cả được xây trên một nền tảng, gọi là nền tảng “Hà Nội”. Cơ sở hạ tầng Hà Nội đã có sẵn rồi, các doanh nghiệp chỉ cần mở các tiện ích kinh doanh trên đó mà thôi, rất nhanh và tiện. Và tất cả các doanh nghiệp đó tạo nên một “Hệ sinh thái Hà Nội”, nó giúp Hà Nội phát triển. Hồ Gươm nó là cái biểu tượng, nhưng du khách cần những tiện ích của Hà Nội. Giống như người ngoài chỉ biết tới Bitcoin, nhưng khi vào thị trường rồi lại không thích đầu tư Bitcoin mà thích chơi các đồng coin khác, dùng các tiện ích khác vậy.

Như vậy, việc làm của Ethereum là nó tạo ra một Blockchain nền tảng để các dự án khác có thể chạy trên nó mà không cần phải mất công đi xây dựng Blockchain riêng nữa, hãy cứ dùng Blockchain sẵn có của Ethereum. ETH là đồng Coin chủ của Blokchain đó, sau này những dự án xây trên Blockchain Ethereum có sẵn thì được gọi là các Token dự án, hay token ERC20. Như vậy thì ETH là đồng coin của Hà Nội, còn các dự án xây trên đó như các ngân hàng, siêu thị, đường xá, giải trí thì gọi là các dự án trong hệ sinh thái Hà Nội. Như vậy trong hệ sinh thái Ethereum chúng ta có đồng coin chủ ETH, và các token ERC20.

Việc này nhanh chóng khiến thị trường crypto bùng nổ, các dự án mọc lên như nấm vì họ không cần phải đi xây Blockchain, họ có sẵn Blockchain rồi nên chỉ việc tạo ra dự án, đặt tên token và bắt đầu kinh doanh thôi. Cũng giống như việc hạ tầng Hà Nội đã xong thì các công ty đuổi không hết, công ty lớn, nhỏ, công ty gia đình, gánh hàng rong, hàng chợ v.v… đếm không kể hết. Nó giống như các dự án chạy trên Ethereum vậy, nó cứ nghĩ ra cái gì là nó sẽ làm cái đó, dự án mọc ra còn hơn cả nấm sau mưa.

Vậy đầu tiên, cái mình cần quan tâm là coin chủ đó, sau đó là quan tâm tới các dự án thiết yếu của một hệ sinh thái (HST) cần có là gì. Giống như đầu tiên phải quan tâm hạ tầng Hà Nội có đủ tốt không, và nếu đầu tư vào các doanh nghiệp ở Hà Nội thì đâu là ngành kinh doanh bắt buộc để duy trì HST, như là cầu đường, nhà ở, trung tâm thương mại, ngân hàng, giải trí v.v… Thì trong HST Blockchain nó cũng có những dự án đóng vai trò như cầu đường, như ngân hàng ở trong đó, và mỗi dự án sẽ có 1 token, đó là con token mà mình cần quan tâm.

Vấn đề là, Ethereum nhanh chóng bị quá tải, quá nhiều dự án và người dùng khiến nó bị nghẽn mạng, phí giao dịch tăng cao v.v… giống như Hà Nội càng ngày càng tắc đường và chi phí đắt đỏ. Và người ta cần tìm giải pháp cho nó. Và thế là các giải pháp để giải quyết tình trạng quá tải của Ethereum ra đời.

Sau khi Ethereum thành công thì người ta nhanh chóng nhận ra rằng không thể thay thế được Bitcoin, và cần phải đi theo hướng mà Ethereum đã làm, đó là xây dựng nên các Hệ sinh thái. Và Ethereum cũng đang trở nên quá tải nên việc xây dựng nên các hệ sinh thái mới vừa hợp lý để kiếm được tiền, vừa giải quyết tình trạng quá tải. Đã thiên thời lại còn địa lợi.

Và có 2 hướng người ta nghĩ ra để giải quyết tình trạng quả tải của Ethereum:

Hướng đầu tiên: Tạo ra các hệ sinh thái THAY THẾ Ethereum.

Các HST này ưu tiên tốc độ xử lý giao dịch nhanh hơn, khả năng mở rộng tốt hơn, phí giao dịch thấp hơn. Vì dù sao cũng là đi sau, đã rút được kinh nghiệm của người đi đầu nên các nền tảng Blockchain sau này đều có nhiều ưu điểm vượt trội hơn Ethereum. Giống như việc được xây mới một thành phố thì sẽ phải quy hoạch nó thông minh hơn Hà Nội vậy.

Đó là các hệ sinh thái như Binance Chain (BNB), Avalanche (AVAX), Pokadot (DOT), Near (NEAR), Solana (SOL), Cosmos (ATOM) v.v…

Nó giống như việc xây dựng các thành phố khác quanh Hà Nội vậy, vậy làm sao để một thành phố có thể thành công để thu hút người dân chuyển đến sinh sống, làm việc, đó là phải xây dựng nên một hệ sinh thái đủ tốt, không thiếu thứ gì. Vậy thực chất các HST Blockchain sau này cạnh tranh nhau bằng việc xây dựng đầy đủ các dự án cần thiết và hấp dẫn hơn đối thủ. Các chủ đầu tư đua nhau tạo ra các dự án trên HST của họ và quảng bá cho nó, đẩy giá cho nó để thu hút dòng tiền vào HST của họ.

Vì vậy nếu bạn nhìn vào vô số các dự án trên thị trường thì bạn sẽ điên luôn, nhưng nếu bạn tư duy theo HST thì bạn sẽ thấy thị trường này vẫn còn rất nhỏ, bạn sẽ thấy không có nhiều thành phố đông dân cư, mà chủ yếu là các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ mọc lên quá nhiều trong các thành phố đó thôi. HST trong crypto cũng vậy, nếu tư duy đầu tư theo HST, bạn sẽ theo kịp tốc độ xây dựng của nó, những dự án nào là tối cần thiết để HST đó phát triển, nếu dòng tiền vào HST thì những loại token dự án nào bắt buộc phải được bơm giá. Tư duy như vậy bạn sẽ theo kịp sự phát triển của thị trường này, và chọn được những dự án chất lượng để đầu tư.

(Còn nữa, nếu ae muốn nghe tiếp)
 

Bài viết tương tự

Back
Top