Share 06 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH IMC PLAN HIỆU QUẢ

quangnewbie

New member
06 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH IMC PLAN HIỆU QUẢ
Lập kế hoạch IMC là quá trình các doanh nghiệp tận dụng tối đa các công cụ để lan tỏa và truyền tải cùng một thông điệp, ý tưởng nhằm đảm bảo tiếp cận được nhóm khách hàng mục tiêu. Nghe có vẻ rất phức tạp đúng không. Vậy hãy cùng mình đơn giản hóa kế hoạch IMC với 6 bước này nhé.
Để xem nội dung bị ẩn này, trước tiên bạn cần có tài khoản, vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập

Bước 1. Xác định mục tiêu
Ở bước đầu tiên này, bạn cần xác định mục tiêu của cả chiến dịch truyền thông tích hợp. Có 3 loại mục tiêu chính:
Để xem nội dung bị ẩn này, trước tiên bạn cần có tài khoản, vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập
Business Objective: Là Mục tiêu kinh doanh, doanh thu, tăng trưởng của công ty
Bạn cần phải xác định được nó là gì? Là lợi nhuận, thị phần, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tăng trưởng hay doanh thu.
Để xem nội dung bị ẩn này, trước tiên bạn cần có tài khoản, vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập
Marketing Objective: Sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Những mục tiêu marketing gồm:
  • Xây dựng và tăng trưởng thương hiệu
  • Mở rộng thị trường và xâm nhập thị trường mới
  • Tăng sự ủng hộ và lòng trung thành từ khách hàng
  • Tăng sự nhận diện và nhận thức về thương hiệu
Để xem nội dung bị ẩn này, trước tiên bạn cần có tài khoản, vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập
Communication Objective: Hướng tới sự thay đổi trong tâm lý, suy nghĩ của người tiêu dùng. Mục tiêu truyền thông gồm:
  • Tăng sự khác biệt thương hiệu
  • Tạo lòng trung thành với thương hiệu
  • Xây dựng hình ảnh sản phẩm/dịch vụ
  • Thay đổi hình ảnh công ty
  • Thương hiệu tái định vị, educate khách hàng
  • Thay đổi ý kiến công chúng
  • Thúc đẩy sự hỗ trợ của cộng đồng
Bước 2. Xác định đối tượng mục tiêu
Dựa trên chiến lược STP, bạn có thể phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp với từng chiến dịch cụ thể. Chiến lược STP gồm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1. Phân đoạn thị trường (Segmentation)
Ở giai đoạn này, chúng ta tiến hành quá trình nghiên cứu thị trường (gồm người mua, nhu cầu, đặc điểm hành vi của họ,…), sau đó mới phân loại các sản phẩm đang kinh doanh để đánh vào phân khúc khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Các tiêu chí phân đoạn thị trường:
  • Phân đoạn theo vị trí địa lý
  • Phân đoạn theo độ tuổi, giới tính
  • Phân đoạn theo đặc điểm hành vi tiêu dùng
  • Phân đoạn theo tầng lớp xã hội
Giai đoạn 2: Nhắm thị trường mục tiêu (Targeting)
Sau khi phân khúc thị trường, bạn cần tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm của mình. Việc lựa chọn đúng thị trường mục tiêu hướng đến giúp doanh nghiệp đề ra các chiến lược marketing phù hợp và đạt được kết quả tốt nhất.
Giai đoạn 3: Định vị sản phẩm (Positioning) (Hình 1)
Khi đã quyết định thâm nhập vào một thị trường, doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm, tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Chìa khóa ở đây là: Hãy định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
Dưới đây là 4 cách định vị sản phẩm theo từng phân khúc khách hàng:
  • Định vị theo giá cả và chất lượng
  • Định vị theo thuộc tính/lợi ích
  • Định vị theo người sử dụng
  • Định vị theo đối thủ cạnh tranh
Sau đó, bạn cần xác định chân dung khách hàng mục tiêu cụ thể (Persona) và phân tích 4 tiêu chí (Hình ảnh minh họa bên dưới):
  • Nhân khẩu học
  • Địa lý
  • Hành vi
  • Tâm lý
Để xem nội dung bị ẩn này, trước tiên bạn cần có tài khoản, vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập

Bước 3. Xác định Insight khách hàng
Mỗi tệp Target Audience gắn liền với một Insight cụ thể. Việc của bạn là xác định chính xác insight khách hàng từ đó, tối ưu hóa chiến dịch và đạt mục tiêu đã đề ra. Có 3 mô hình xác định Insight khách hàng là: Mô hình TTM, 3C, 3D
Bước 4. Big Idea
Big Idea - là tinh thần chung hướng đến tất tần tật trong một chiến dịch. Một mô tả ngắn gọn hoặc gói gọn chỉ một câu đủ "chạm" đến khách hàng. Ba điều lưu ý về Big Idea:
  • Thứ nhất, Big Idea phải xuất phát từ Insight
  • Thứ hai, Big Idea phải thể hiện vai trò của thương hiệu (Brand Role), tức là Big Idea phải gắn với thương hiệu, nó là một dấu ấn trong tâm trí khách hàng (mình đã chia sẻ về Branding trong đó có 3 góc nhìn rồi đó, có thể gọi đây là Branding cũng được)
  • Thứ 3, Big Idea phải khả thi, phù hợp với ngân sách và có khả năng đạt được Objective đề ra.
Bước 5. Kế hoạch triển khai
5.1.Xác định mục tiêu trong từng giai đoạn (Phase) (Hình 2)
  • Cần phân làm bao nhiêu giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm các nhiệm vụ gì. Thông thường, có 3 giai đoạn chính là Awareness (nhận biết), Trigger (tạo tò mò), Amplify (lan tỏa thông điệp).
Ví dụ: Kế hoạch triển khai IMC của Head & Shoulders
Để xem nội dung bị ẩn này, trước tiên bạn cần có tài khoản, vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập

*** Lưu ý: Đây là giai đoạn xuất phát từ THAY ĐỔI NHẬN THỨC tác động đến sự THAY ĐỔI HÀNH VI của người tiêu dùng. Thấy quen không, thực chất, các hoạt động marketing ngay từ đầu gắn liền với mục tiêu xây dựng thói quen cho consumer.
  • Mỗi phase tương ứng với thời gian bao lâu, ngân sách cho từng phase như thế nào?
  • Mỗi phase sẽ phải có hoạt động chính (Key Hook) và thông điệp chủ đạo (Key Message) là gì?
  • Những hoạt động hỗ trợ (Supporting Tactics) trong từng phase, nguồn lực phân chia như thế nào?
  • Phải được thể hiện đủ trong một bản Deployment Plan, để truyền tải Creative Idea đến khách hàng và kết nối nội bộ team hiệu quả nha.
Để xem nội dung bị ẩn này, trước tiên bạn cần có tài khoản, vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập
NOTE: Đứng trên khía cạnh thực tế thì khách hàng chỉ tiếp xúc với thương hiệu chỉ ở một thời điểm nhất định, có thể là một bài viết gợi ý, một bài quảng cáo nên họ sẽ khó cảm nhận và hiểu được thông điệp chính của chiến dịch.
=> Tăng thêm tính thực tế vốn có cho thông điệp chính và các hoạt động triển khai cụ thể. Tuy nhiên để được vậy thì cần tư duy nhiều về cả logic và trình bày đó.
Bước 6. Xác định các điểm tương tác
  • Xác định kênh tương tác (Media Channel)
  • Xác định điểm tiếp cận: có 4 nhóm chính là
+ Advertising: TVC, OOH (cinema, billboard, LCD), radio (VOV, Spotify, nhaccuatui), digital banner, tài trợ,...
+ PR: thông cáo báo chí, bài PR trên báo, đại sứ thương hiệu, KOLs (review, post, clip), influencer, seeding trên diễn đàn,...
+ Direct marketing: email, tin nhắn, telesale, sale trực tiếp 1-1, bán hàng qua livestream.
+ Experience: event & activation, phát sampling, trải nghiệm sản phẩm thật.
Bước 7. Cuối cùng, đánh giá hiệu quả chiến dịch
Việc đánh giá hiệu quả chiến dịch không chỉ sau khi triển khai chiến dịch, tức là khi hoàn thiện Plan, cần đánh giá một lần cuối tổng thể theo mô hình SMART:
- Specific (Cụ thể)
- Measurable (Có thể Đo lường được)
- Actionable (Tính Khả thi)
- Relevant (Sự Liên quan)
- Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)
Bài viết chỉ dựa trên những chia sẻ theo kinh nghiệm, kiến thức của bản thân. Nhưng với những chia sẻ tâm huyết này hy vọng nó sẽ giúp bạn hình dung hơn về kế hoạch IMC cụ thể
Để xem nội dung bị ẩn này, trước tiên bạn cần có tài khoản, vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập
 

Bài viết tương tự

Back
Top